Gỗ ghép thanh là gì? Ưu, nhược điểm của gỗ ghép thanh ra sao?

Gỗ ghép thanh là gì? Ưu, nhược điểm của gỗ ghép thanh ra sao? Để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm, các thanh gỗ ghép đều để ở kích thước tiêu chuẩn

Mô tả chi tiết

Gỗ ghép thanh là gì? Ưu, nhược điểm của gỗ ghép thanh ra sao?

Các mặt hàng đồ gỗ ngày nay rất đa dạng với đủ mọi giá thành. Khách hàng thường ưu tiên chọn những loại gỗ có chất lượng ổn định và mức giá trung bình. Để đáp ứng nhu cầu đó, gỗ ghép thanh được coi là giải pháp tối ưu nhất và ngày càng nhiều sản phẩm được làm từ gỗ ghép thanh.

Vậy gỗ ghép thanh là gì? Thành phần chính của gỗ ghép thanh là gì? Và ưu, nhược điểm của nó là gì? Thì xin mời bạn đọc tham khảo qua bài viết dưới đây.

Gỗ ghép thanh là gì?

Như tên gọi đã dễ dàng hiểu gỗ ghép thanh là loại gỗ được tạo ra bằng cách ghép các thanh gỗ nhỏ lại với nhau. Nhưng thanh gỗ nhỏ đều được xử lý, tẩm sấy bằng công nghệ hiện đại và khá nghiêm ngặt để loại bỏ các yếu tố gây hại đến cho gỗ như nấm mốc, mối mọt. Sau đó, gỗ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Gỗ ghép thanh là gì?

Thành phần cấu tạo của gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thành lấy nguyên liệu chính là từ những thanh gỗ tự nhiên (gỗ trồng rừng) có kích thước nhỏ. Các loại gỗ được lựa chọn để sản xuất gỗ ghép thanh là các loại gỗ có phi tiêu chuẩn như phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng hoặc gỗ có đường kính nhỏ, không dùng đóng đồ nội thất đơn lẻ. Những thanh gỗ nhỏ như gỗ xoan, gỗ cao su, gỗ thông, gỗ keo, gỗ tràm, gỗ quế, gỗ trẩu thường được ghép lại với nhau thành tấm.

Độ dày của gỗ ghép thường là 12mm hoặc 18mm. Vì là ghép các thanh gỗ nhỏ với nhau nên để tăng thêm tính kết dính cho gỗ, người ta thường cho thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC). Trong đó, keo UF thường được dùng để gia công nội thất còn keo PF với hàm lượng Formaldehyde cao hơn dùng để gia công phần vật liệu ngoại thất.

Các kiểu ghép gỗ

Để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm, các thanh gỗ ghép đều để ở kích thước tiêu chuẩn là 1.220 x 2.440 mm với độ dày từ ván từ 12 li đến 20 li. Hiện nay, có 4 kiểu ghép gỗ phổ biến đó là:

  • Ghép song song: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ có cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, được ghép song song với nhau.
  • Ghép mặt (ghép nối đầu, ghép finger): Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng cưa rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Ghép song song các thanh gỗ lại với nhau
  • Ghép cạnh: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng lượt (ở bên cạnh) rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Ghép song song các thanh với nhau tương tự như ghép mặt
  • Ghép giác: tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở 2 đầu được xẻ theo hình vẽ rồi ghép thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó ghép song song các thanh này với nhau.

Các kiểu ghép gỗ

Ưu, nhược điểm của gỗ ghép thanh

Gỗ ghép thanh có nhiều ưu điểm như:

  • Mẫu mã đa dạng, độ bền màu cao, khả năng chịu xước và va đập tốt
  • Giá thành rẻ hơn 20-30% so với gỗ nguyên khối
  • Vì có thành phần là gỗ tự nhiên nên độ bền không thua kém gỗ nguyên khối nếu trình độ gia công tốt
  • Không bị mối mọt, cong vênh như nhiều loại gỗ khác
  • Hạn chế tình trạng cạn kiệt gỗ rừng tự nhiên vì vật liệu của gỗ ghép thanh chủ yếu lấy từ rừng trồng

Nhưng bên cạnh đó cùng tồn tại nhược điểm là không được đồng đều về màu sắc và đường vân vì do ghép từ những thanh gỗ nhỏ khác nhau.

Xem thêm : cửa kính khung gỗ 

Thẻ bài viết