Bảng tra diện tích cốt thép chính xác

Bảng tra diện tích cốt thép chính xác. Khi sắp xếp cốt thép trong tiết diện cần tuân theo quy định về bảo vệ và khoảng hở của cốt thép. Lớp bê tông bảo vệ cốt thép được tính từ mép ngoài bê tông đến mép ngoài gần nhất của cốt thép.

Mô tả chi tiết

Bảng tra diện tích cốt thép chính xác

Cốt thép trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại, đa dạng thương hiệu cũng như giá thành. Nhưng về tổng thể, cốt thép vẫn cần phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy định chung. Với bài viết ngày hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn đọc thông tin liên quan đến bảng tra diện tích cốt thép. Hãy cùng theo dõi nhé.

Các loại cốt thép

Dựa theo công nghệ chế tạo được chia thành 2 loại : cốt thép cán nóng (cốt thanh) & sợi kéo nguội (cốt sợi).
Dựa theo hình dạng mặt ngoài được chia thành 2 loại : cốt tròn trơn, thép có gờ.
Dựa theo điều kiện sử dụng được phân thành : cốt thép không căng trước (cốt thông thường) và cốt thép căng trước dùng để tạo ứng lực trước.
Dựa theo tính chất cơ học được phân thành : cốt thép thanh được phân thành 4 nhóm.

Bảng tra diện tích cốt thép

Bảng tra diện tích cốt thép

Khi sắp xếp cốt thép trong tiết diện cần tuân theo quy định về bảo vệ và khoảng hở của cốt thép. Lớp bê tông bảo vệ cốt thép được tính từ mép ngoài bê tông đến mép ngoài gần nhất của cốt thép. Lớp bảo vệ có tác dụng để đảm bảo sự làm việc đồng thời của cốt thép và bê tông trong mọi giai đoạn, cũng như bảo vệ cốt thép khỏi tác động của không khí, nhiệt độ và các tác động tương tự.

Quy định cho lớp bảo vệ của cốt thép, trong mọi trường hợp chiều dày của lớp bảo vệ không được bé hơn đường kính cốt thép quy định. Ngoài ra chiều dày lớp bảo vệ cốt thép không được bé hơn trị số Co với quy định như sau:

Với cốt thép chịu lực

Trong bản và tường có chiều dày:

  • Từ 100mm trở xuống: Co=10mm ( 15mm )
  • Trên 100mm trở lên: Co=15mm (20mm)
  • ​Trong dầm và sườn có chiều cao:
  • Nhỏ hơn 250mm: Co=15mm ( 20mm )
  • Lớn hơn hoặc bằng 250mm: Co=20mm (25mm)

​Trong cột: Co=20mm (25mm)

Trong dầm móng: Co= 30mm

Trong móng:

  • Lắp ghép: Co=30mm
  • Toàn khối khi có bê tông lót: Co=35mm
  • Toàn khối khi không có bê tông lót: Co=70mm

Với cốt thép cấu tạo, cốt thép đai

  • ​Khi chiều cao tiết diện h<20mm thì Co=10mm (15mm)
  • Khi chiều cao tiết diện h>=250mm thì Co=15mm (20mm)

Còn về quy định khoảng hở, theo tiêu chuẩn BTCT hiện hành có quy định khoảng hở
t >=(Ømax;to). Mục đích của cốt thép được đặt với khoảng hở t đủ rộng là để vữa bê tông có thể dễ dàng lọt qua và để cho xung quanh mỗi cốt thép có được 1 lớp bê tông đủ đảm bảo điều kiện về lực dính bám.

Khi cốt thép có vị trí nằm ngang hoặc xiên lúc đổ bê tông:

  • Với cốt thép đặt dưới: to=25mm
  • Với cốt thép đặt trên: to=30mm
  • Khi cốt thép được đặt nhiều hơn hai lớp thì với các lớp phía trên to=50mm ( trừ hai lớp dưới cùng )
  • Nếu dùng đầm dùi để đầm chắc bê tông thì khoảng hở t ở lớp bên trên cần đảm bảo để dầm lọt qua được

Khi cốt thép đặt thẳng đứng lúc đổ bê tông:

  • ​Với trường hợp này to=50mm
  • Nếu có kiểm soát một cách hệ thống kích thước cốt liệu thì có thể giảm to đến 35mm nhưng không được nhỏ hơn 1,5 lần kích thước lớn nhất của cốt liệu thô

Trường hợp đặc biệt:

  • ​Trường hợp đặc biệt là trường hợp cho phép bố trí các thanh cốt thép theo cặp, không có khe hở giữa chúng
  • Phương pháp ghép cặp phải theo phương chuyển động của vữa bê tông ( xem hình dưới ) và khoảng hở yêu cầu t>=1,5Ø

Nguyên tắc tính toán cốt thép sàn

Nguyên tắc tính toán cốt thép sàn

Việc tính toán cốt thép sàn được thực hiện cho từng tiết diện và tuân theo tiêu chuẩn thiết kế kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCXDVN 5574-2012. Để tính toán cốt thép sàn, chúng ta cần chú ý đến các vấn đề sau:

Tiết diện sàn dùng để tính toán: Cốt thép sàn được tính toán cho từng dải bản đai diện. Tiết diện của dải bản là hình chữ nhật có bề rộng b bằng bề rộng dải bản ( thường b=1m ) và có chiều cao h bằng bề dày bản

Cường độ tính toán của vật liệu khi tính cốt thép sàn: Tính toán bê tông cốt thép trạng thái giới hạn về khả năng chịu lực cần dùng cường độ tính toán Rb và Rs. Trong đó:

  • Rb: Cường độ tính toán về nén của bê tông, giá trị Rb phụ thuộc vào cấp độ bền B của bê tông.
  • Rs: Cường độ tính toán của cốt thép, lấy phụ thuộc vào nhóm hoặc loại cốt thép

Hệ số hạn chế chiều cao vùng nén: Khi tính toán kết cấu kiện bê tông cốt thép chịu uốn (bản hoặc dầm) cần hạn chế chiều cao vùng bê tông chịu nén

Dưới đây là bảng tra thép sàn trên 1m bề rộng bản 

Dưới đây là bảng tra thép sàn trên 1m bề rộng bản 

Thẻ bài viết